Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Ngôn ngữ siêu huyền

 (Truyện ngắn, thư giãn)

Đài Bắc (Tapei) là thủ đô, là thành phố trung tâm của một vùng đô thị lớn nhất, và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đài Loan.

Chú King Kong ở Đảo Đầu Lâu. Buồn buồn, chú hay đi dạo chơi đây đó…
Chiều hôm nọ, mới đây, chú ghé nhà một người bạn chơi, nhân lúc Việt Nam đang đá với Đài Loan... Nói chung là dân hâm mộ 'nghệ thuật thứ bảy'* đều biết là vào tối 22/3/2017, đội tuyển Việt Nam hòa đội Đài Loan 1-1, nhờ bàn gỡ hòa vào phút thứ 88 của Công Phượng mà HLV Hữu Thắng gọi đó là một 'siêu phẩm'!; đồng thời, đa số người cũng biết là ngay sau đó, đội tuyển Trung Quốc thắng đội Hàn Quốc 1-0 đêm 23/3 nhưng chỉ giúp họ khỏi đứng chót bảng A:
- ‘Cơn giận giữ và giấc mơ huyễn hoặc’* của cả tỉ dân AQ vẫn còn đó!
...Anh bạn nó nhìn lên ti-vi, bỗng bực mình nói:
- Ti-vi chiếu cái gì (trên màn hình) là đội bóng Đài Bắc - Trung Hoa!, không hiểu nổi!!!... Ai mà không biết nó là đội tuyển bóng đá của Đài Loan... Ai mà không biết Đài Bắc* là ‘thủ đô’ của Đài Loan... Ai mà không biết 'đội tuyển' là từ dùng để chỉ đội tuyển của một quốc gia, ví dụ Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam, vậy theo nghĩa này thì người ta đã nói rõ ràng với thế giới rằng Đài Loan phải là một quốc gia độc lập như Việt Nam, Hàn Quốc hay Mỹ...
*
Khi tiễn chú ra cổng, anh bạn của chú lại nói một suy nghĩ rất là buồn cười:
- Ai đó 'nhái nhái' viết là nước 'Đài Loan mở ngoặc đơn Trung Quốc' = Đài Loan (Trung Quốc). Rồi ai đó 'nhái nhái' định viết là 'Đài Bắc mở ngoặc đơn Trung Quốc'. Nhưng Đài Bắc lại thuộc nước Đài Loan, nên theo ngữ pháp này, thì phải viết là Đài Bắc mở ngoặc đơn Đài Loan = Đài Bắc (Đài Loan). Nên cũng theo ngữ pháp này thì đội tuyển Đài Bắc phải viết là 'Đài Bắc mở ngoặc đơn Đài Loan mở ngoặc đơn Trung Quốc', tức là:
- Đài Bắc = Đài Bắc (Đài Loan (Trung Quốc)).
Nhìn thấy chữ nghĩa quái… vật quá!, ha..ha...

*
Anh ta lại nói tiếp:
- Nhưng có một nghịch lý vô cùng là cũng cùng ngày sau đó tí thôi thì đội tuyển Trung Quốc đá với đội tuyển Hàn Quốc, suy ra trên thế giới này ‘có 2 đội tuyển Trung Quốc’!!!, cái này thì trong Luật bóng đá của FIFA không bao giờ và không bao giờ có, mà nếu có thì chỉ có từ thời con King Kong ở Đảo Đầu Lâu (Skull Island) vào kỷ Jura cách đây trên 200 triệu năm! Và, nhưng có một nghịch lý vô cùng là nước ‘Trung-Hoa-nam-tiến’ cổ đại thì thuộc nước ‘Trung-Quốc-đang-bành-trướng' ngày nay, mà nếu viết theo ngữ pháp trên thì ‘Đài Bắc - Trung Hoa’ phải viết là:
- Đài Bắc (Đài Loan (Trung Hoa (Trung Quốc))).
Trông lại càng quái… vật hơn! Cái này mà nhà bác học thuộc loại thông minh nhất thế gian Einstein nghe nói cũng ngất xỉu luôn, khỏi cần cho đi... buôn muối!; cái này mà các nhà văn hài tầm cỡ thế giới là Azit Nexin, Molière, hay các vua hài Charlie Chaplin, Mr. Bean, Xuân Hinh, Hoài Linh... nghe nói cũng cừ tức bụng - không biết chừng lại Bỗng Điên phi thân ra biển tự giác gia nhập Hải Sa phái tức là thành bọn 'muối tặc', ha..ha..ha...
Ôi, thứ ngôn ngữ ‘lạ’ này quả là một công trình sáng tạo vĩ đại!!!, xứng đáng là lương tâm của thời đại, là ngọn hải đăng của nhân loại, và đặc biệt, là đỉnh cao của trí tệ, ha..ha..ha...
*
Về nhà, chú tức... quá mới đi hỏi cụ Goole, té ra là trong số (trên) 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, ai cũng biết Tapei/Taiwan với China là hoàn toàn khác nhau!, mà chỉ trừ nước 'lạ' và nước 'nhái nhái' nào đó (và tụi Kia Bu Chôm!), hầu như cả thế giới ai cũng đều gọi là Đài Loan, thiệt!, chú tra được:
- Bàn thắng: Công Phượng 88' - Pin-Hsien Lee 84'. Cuộc đối đầu với 'Đài Loan' là cữ dợt cuối của đội tuyển Việt Nam, trước khi đá trận ra quân... (thethao.vnexpress.net)
- Đội tuyển 'Đài Loan', Tin tức hình ảnh mới nhất luôn được cập nhật liên tục: Chơi áp đảo và có hàng loạt cơ hội ghi bàn... (kenh14.vn)
- Hội CĐV Việt Nam tại 'Đài Loan' tổ chức chào đón, giao lưu và luyện tập để cổ vũ thầy trò HLV Toshiya Miura thi đấu vòng loại World Cup 2018 - khu vực châu Á. (vnexpress.net)
- HLV Kazuo Kuroda của 'Đài Loan' đã công bố danh sách 25 tuyển thủ sẽ..., chỉ giữ trong đội hình 8 cầu thủ... (bongda.com.vn)
- Kết quả Việt Nam vs 'Đài Loan' 18h00 ngày 22/3 giao hữu quốc tế. Cập nhật kết quả ... Công Phượng cứu rỗi đội tuyển Việt Nam... (vietnamnet.vn)
- Theo kế hoạch, vào ngày 22/3/2017, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) sẽ tổ chức trận đấu giao hữu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển 'Đài Loan' tại SVĐ Hàng Đẫy... (bongda.com.vn)
- Việt Nam 1-1 'Đài Loan': Công Phượng ghi bàn giúp đội chủ nhà thoát thua trong trận giao hữu trên sân Hàng Đẫy chiều 22/3. (video.vnexpress.net)
- Việt Nam phản đối 'Đài Loan' diễn tập trên biển trái phép ở đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (vnexpress.net)…, và rõ ràng nhất là chính trang ‘vietnamnet.vn’ mở đầu bằng cụm từ ‘Đài Bắc Trung Hoa’, nhưng kết luận với cả đống… Đài Loan:
- Thống kê đáng chú ý: ‘Đài Loan’ mới bắt đầu xây dựng giải chuyên nghiệp từ năm 2017. ‘Đài Loan’ chính là bại tướng đầu tiên của HLV Hữu Thắng khi lên nắm tuyển Việt Nam vào năm ngoái (ĐTVN thắng 4-1 tại vòng loại World Cup 2018). ‘Đài Loan’ thấp hơn Việt Nam 23 bậc trên BXH FIFA mới nhất. ‘Đài Loan’ chỉ mang sang 8 cầu thủ từng đối đầu với Việt Nam vào năm ngoái. HLV Kazuo Kuroda của ‘Đài Loan’ từng dẫn dắt U19 Đài Loan thua U19 Việt Nam 1-6 tại vòng loại U19 châu Á năm 2014. Trận đó, Công Phượng lập hat-trick, bên cạnh các bàn thắng của Văn Toàn (2 bàn) và Lâm Ti Phông... (vietnamnet.vn)
v..v…
Nhiều nhiều ‘Đài Loan’ lắm, nhiều vô kể, chép... trăm năm cũng không hết, nên thôi, chú không muốn đi vào tư liệu.
*
Chiều nay, tiếng ve trên mấy hàng cây lộc vừng bên kia đường đã bắt đầu kêu 've ve ve...', báo hiệu mùa hè đã đến. Ôi, con tạo xoay vần, 'thương hải biến vi tang điền' - biển xanh biến thành ruộng dâu, một bán đảo sinh thái sống 
hàng trăm triệu năm đang bị biến thành 40 căn biệt thự… Ôi, mọi sự mới đây đà biến đổi, chú buồn, chú nhớ mấy câu thơ:
Lối xưa tôi bước trên đường
Rừng thông xanh ngát vấn vương khách nhìn
Hồ xanh tỏa mát đêm đêm
Dáng xưa còn đó, người quên sao đành!
Lối nay tôi ngắm cây rừng
Cây im im bóng tôi ngần ngại tôi
Ve kêu hè đến đây rồi
Tiếng ve rụng xuống kêu sầu giữa khuya.

Chú mới nghĩ là thay vì gọi thẳng là 'Đài Bắc, mà để vừa lòng ai đó ở... trển!, thì ai đó ‘nhái nhái’ phải gọi là:
- Đài Bắc mở ngoặc đơn Đài Loan mở ngoặc đơn Trung Hoa mở ngoặc đơn Trung Quốc.

Quả là một thứ ngôn ngữ xiu huyền!

---------
Chú dẫn:
  1. Cơn giận giữ và giấc mơ huyễn hoặc của cả tỉ dân AQ vẫn còn đó: Người TQ đang sốt xình xịch với chiến thắng 1-0 trước đội láng giềng Hàn Quốc. Nhưng hãy nhớ rằng, đây mới là trận thắng đầu tiên của họ ở vòng loại thứ ba khu vực châu Á. Tấm vé dự World Cup 2018 vẫn còn xa lắm. Dù… chiến thắng 1-0 trước Hàn Quốc tối qua (23/3), TQ vẫn xếp 5/6 đội ở bảng A, và không có nhiều hy vọng giành vé tới Nga. Trên bảng xếp hạng FIFA, TQ đứng thứ 86 thế giới và thứ 9 châu Á! Nhưng điều quan trọng hơn cả không phải là thứ hạng mà là khoảng trống về tài năng, so với những đội bóng hàng đầu châu lục như Nhật Bản và Australia. Vấn đề là người hâm mộ và truyền thông nước này không nhận thức được thực tế ấy bởi đơn giản họ ‘quá huyễn hoặc và tỏ ra giận dữ’ khi đội nhà không đạt kết quả tốt... (thethaovanhoa.vn)
  2. Đài Bắc: là thủ đô, là thành phố trung tâm của một vùng đô thị lớn nhất, và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đài Loan, dân số ước tính là 2.618.772 người. Đài Bắc, Tân Bắc và Cơ Long tạo thành vùng đô thị Đài Bắc với dân số lên tới 6.900.273 người… Vốn là nơi có một trong những bộ sưu tập cổ vật và thư họa Trung Hoa lớn nhất trên thế giới, Đài Bắc được coi là một thành phố toàn cầu, và là một phần của một vùng kỹ nghệ chính. Tàu hỏa, tàu cao tốc, quốc lộ, sân bay và các tuyến xe khách kết nối Đài Bắc với tất cả các nơi khác trên toàn Đài Loan. Nhu cầu hàng không của thành phố được đáp ứng bới hai sân bay - Tùng Sơn và Đào Viên... Đài Bắc được thành lập vào đầu thế kỷ 18 và trở thành một trung tâm quan trọng cho giao thương với hải ngoại vào thế kỷ 19. Nhà Thanh đã quyết định để cho Đài Bắc trở thành tỉnh lị Đài Loan vào năm 1886; khi Nhật giành được Đài Loan vào năm 1895 sau Chiến tranh Thanh-Nhật, Nhật vẫn để Đài Bắc làm thủ phủ của cả hòn đảo, và cũng thúc đẩy một kế hoạch đô thị hóa trên phạm vi rộng tại Đài Bắc. Trung Hoa Dân Quốc nắm quyền kiểm soát đảo Đài Loan vào năm 1945 sau khi Nhật đầu hàng (Đồng Minh). Sau khi mất Trung Hoa đại lục trong nội chiến, những người đứng đầu Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã di dời tới Đài Loan và tuyên bố Đài Bắc là thủ đô của THDQ vào tháng 12/1949… (tóm tắt, wikipeida)
  3. Nghệ thuật thứ bảy: Sức cám dỗ của túc cầu giáo đã khiến một nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh là Alber Camus cũng nhảy bổ ra sân cỏ với tư cách một… thủ môn... Thời gian tác giả những danh tác ‘Người xa lạ’, ‘Dịch hạch’ và ‘Sa đọa’ gắn bó cùng đội tuyển Algeria không dài, nhưng cũng đủ để những người hâm mộ bóng đá xứ sở này tự hào rằng họ từng có một cầu thủ đoạt giải Nobel Văn Học năm 1957!... ‘Không có tác phẩm nghệ thuật nào có thể phản ánh hết những nghịch lý kỳ thú và những xúc động mãnh liệt của sân cỏ!’... (Bóng đá kích hoạt văn hóa, nghệ thuật, baomoi.com)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hà Nội: DÂN LẬP LÁN TRẠI CANH GIỮ ĐẤT GIỮA THỦ ĐÔ



Quảng An có trở thành một Dương nội mới?

Dũng Mai

Dự án Công viên & khu vui chơi giải trí Tây Hồ do Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Hà Nội Xanh làm chủ đầu tư, được lãnh đạo các cấp Hà nội phê duyệt từ 2011 đang vướng tranh chấp khu đất trồng quất rộng 1,8ha của 56 hộ dân thuộc tổ 8, phường Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội. Mức bồi thường được thành phố tính theo công thức: 1m2 = tiền đơn giá 252.000 đồng + tiền hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề (5 x 252.000 đồng) + tiền hỗ trợ ổn định đời sống (30kg gạo x 4.500 đồng x số người x số tháng) + tiền thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng (3.000 đồng/m2). Tổng cộng tiền bồi thường khoảng 1,5 triệu đồng/m2. Được biết giá khu đất vàng này theo giá thị trường hiện nay cũng phải ở mức 35 triệu đồng/1m2.

Ngày 17.3 vừa qua, UBND quận Tây Hồ quyết định cưỡng chế, phá dỡ các lán, lều trông vườn, hoa màu, mương nước, cây lâu năm của người dân.

Trước tình hình đó, 56 hộ dân bỏ tiền sắm trống, kẻng, thay phiên nhau túc trực ở khu đất cả ngày lẫn đêm, chống cưỡng chế y hệt như Dương nội lập căn cứ giữ đất năm 2014.
 



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đối thoại với Nguyễn Hữu Liêm.


Tiến sĩ triết học Nguyễn Hữu Liêm
Tiến sĩ triết học Nguyễn Hữu Liêm
Triết học là môn học nghiên cứu những vấn đề chung, mang tính căn bản của con người về vũ trụ quan, thế giới quan và vị trí, vai trò con người trong đại thể vũ trụ.
Người ta cho rằng vấn đề căn bản của triết học là mối tương quan giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Giải quyết được vấn đề căn bản đó sẽ có cơ sở để giải quyết những vấn đề khác.
Trong bài viết “Tự do và đạo lý: Hegel, Marx, Trần đức Thảo và Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hữu Liêm đã lược qua hai nền triết học lớn của Tây phương đã ảnh hưởng đến Việt Nam trong thời gian qua: Duy Tâm và Duy Vật.
Tác giả tìm cách lý giải tự do và đạo lý, khởi đi từ Hegel, tới Marx, đến Trần Đức Thảo rồi sau đó đưa ra giải pháp cho vấn nạn đạo lý lịch sử Việt Nam.
Là giáo sư môn Triết, Nguyễn Hữu Liêm “triết lý hoá’’ văn phong và lập luận, khiến một độc giả bình thường khó có thể nắm bắt những lý giải được trình bầy hoặc mơ hồ nhận ra những gì được trình bầy.
Việc lược giải để tìm ra giá trị đích thực của hai nền triết học Duy Tâm và Duy Vật là cần thiết, bởi chúng đã ảnh hưởng đến toàn bộ nhân loại trong vài thế kỷ vừa qua, và hiện vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến chính trường Việt Nam và một số quốc gia khác.
Tây phương có nhiều học thuyết triết học (Duy Tâm, Duy Vật, Duy Danh, Duy Lý, Hiện Thực, Kinh Nghiệm, Hoài Nghi, Lý Tưởng, Hiện Tượng Học, Thực Dụng, Hiện Sinh, Phân Tích, Lục Địa…), nhưng chỉ có hai triết thuyết Duy Tâm và Duy Vật xứng đáng được coi là chủ nghĩa theo tiêu chuẩn, bao gồm phần quy nạp (cơ bản lý luận, công cụ lý luận), phần diễn dịch (thuần tuý lý luận, thực tiễn lý luận) và phần hiệu ứng (lịch sử luận, vận mệnh luận, văn minh luận).
Nói chung, triết học Tây phương thuần lý, thiên về phân tích và thường trừu tượng hóa các khái niệm, nói khác đi, trừu tượng hóa thực tại. Triết học Đông phương thường được rút ra từ kinh nghiệm cuộc sống, thiên về tổng hợp.
Duy Tâm và Duy Vật cũng không thoát ra khỏi việc trừu tượng hóa thực tại.
Về phương diện bản thể luận, Duy Tâm khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức (hay ý niệm tuyệt đối), cho rằng ý thức và tinh thần là thuộc tính thứ nhất (có trước), vật chất là thuộc tính thứ hai (có sau) và cơ sở tồn tại của thực tại là một tâm thức nào đó ở bên ngoài thế giới này. Ý niệm tuyệt đối dễ dàng được thần linh hoá qua hình ảnh một vị thượng đế toàn năng, sáng tạo ra tất cả.
Duy Vật ngược lại, quan niệm rằng thứ duy nhất có thể tồn tại là vật chất, và một cách căn bản thì mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất, mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất.
Cả hai quan điểm trên đều vì “trừu tượng hóa thực tại” mà ra, hay nói khác đi, hai quan điểm trên chỉ phản ảnh được một phần của thực tại, hoặc tâm hoặc vật, không khớp với thực tại đời sống. Thực tế cuộc sống minh chứng rằng chỉ “duy” yếu tố vô hình (tâm thức) hay hữu hình (vật chất) đều không thể sản sinh ra “hiện tượng sống”. Một người mất trí nhớ, không còn khả năng nhận biết (thuộc phạm trù tinh thần, tâm thức vô hình) thì người đó chỉ có đời sống thực vật, không còn được coi là con người bình thường nữa.
Cả hai, từ chỗ trừu tượng hóa thực tại, đưa ra hai Biện chứng Duy Tâm và Duy Vật, tìm cách áp đặt cho đời sống con người.
Lịch sử Việt Nam có chu kỳ 500 năm: 500 năm thịnh, 500 năm suy. Năm trăm năm thịnh thời Lý-Trần, cha ông ta đã tổng hợp hai nền văn hóa Ấn-Hoa (Phật, Lão, Khổng) có thể coi là văn minh của cả nhân loại trong vùng lúc đó. Tiếp nối là giai đoạn 500 năm suy tàn cho tới nay. Tất cả các tư tưởng lớn, các chủ nghĩa, các tôn giáo lớn đều đã đến Việt Nam, nhu cầu cấp thiết là phải tổng hợp lại tri thức của nhân loại từ cổ chí kim, từ đông sang tây như cha ông đã thực hiện, một cách biện chứng cho một nước Việt mới.
Ngày nay, nhân loại đã ghê tởm chiến tranh qua hai cuộc Thế chiến và Chiến tranh Lạnh vừa qua, đồng thời ngờ vực các ý thức hệ phiến diện đã gây ra bao khổ đau và nước mắt, loài người mong muốn hợp tác và phát triển. Nhưng phát triển trên căn bản nào? Phải trên căn bản nhân loại toàn tính, nhân loại nhất nguyên, dù trắng đen hay vàng đỏ đều phải được sống và bình đẳng. Tuy nhiên, mỗi dân tộc có lối sống riêng, phải được tôn trọng. Muốn vậy, nhân loại cần một triết thuyết mới.
May mắn thay, một thiên tài tư tưởng Việt đã sáng tạo, đề xuất nền triết học tập đại thành kim cổ đông tây đó – tiên sinh Lý Đông A (1920-1946?). Ông gọi là triết học Thắng Nghĩa – vượt thắng các chủ nghĩa, nhưng không với nghĩa thắng thua, mà là bổ khuyết cho những thiếu sót của cả Duy Vật lẫn Duy Tâm.
Một con-người-sống không chỉ do thuần tâm hay thuần vật, mà là tổng hợp của cả ba phương diện: tâm – vật – sinh (thực ra, chủ nghĩa Duy Sinh của Tôn Dật Tiên vẫn còn thiếu sót, chưa hoàn thiện thành một chủ nghĩa hoàn hảo).
Song song với tổng hợp duy tâm – duy vật – duy sinh quan thống nhất (Căn bản Quan), theo Lý Đông A, mỗi một hiện tượng sống đều là sự vận động và kết hợp của cả ba phạm trù: tự nhiên, tư tưởng và xã hội (ông gọi là Căn Bản Nghĩa). Thiếu một trong ba đều không phải là hiện tượng sống.
Hãy lấy một ví dụ: cái bàn. Bàn làm bằng gỗ, thuộc phạm trù tự nhiên; nhờ có tư tưởng mà người thợ mộc biết vẽ kiểu, cưa cắt gỗ để đóng bàn; danh từ ”cái bàn” thuộc phạm trù xã hội (xã hội đặt tên cho vật có 4 chân đứng, có thể để đồ vật bên trên là cái bàn; cũng vật 4 chân mà để ngồi là cái ghế v.v…).
Một ví dụ khác có vẻ thuần vật chất nhưng vẫn phải có cả ba phạm trù nói trên mới thành hiện tượng sống: trái đất chẳng hạn. Quả đất thuộc phạm trù tự nhiên; nhờ có tư tưởng mà con người biết đến sự hiện hữu của quả đất; “trái đất” là tên đặt, thuộc phạm trù xã hội.
Fritjof Capra, tác giả nhiều cuốn sách, vừa là nhà giáo dục, nhà khoa học và nhà hoạt động xã hội cũng mới nhận ra sự thống nhất của ba phạm trù này (… intergrating the biological, cognitive, and social dimensions of life into one unified vision).
Nếu không có con người, mọi vật hiện hữu đều vô nghĩa. Chỉ khi con người xuất hiện thì mọi sự mới có ý nghĩa. Chính con người đã “lập tâm cho trời đất, lập mệnh cho nhân sinh”, nói theo Lý Đông A. Do đó, chính con người, chỉ con người mới làm cho bánh xe lịch sử chuyển động, nhưng chuyển động theo đời sống, cách sống của loài người, đi từ hoang dã đến văn minh. Điều gì phù hợp với con người thì được giữ lại, cải biến để cuộc sống thăng hoa, tiến hoá; điều gì không phù hợp, dần dần bị loại bỏ.
Khi tư tưởng phản ánh đúng thực tại cuộc sống, khi đó tư tưởng sẽ là đại biểu của sinh mệnh.
Lý Đông A không trừu tượng hóa thực tại, tách rời tư tưởng ra khỏi sinh mệnh và tự nhiên như triết học phương Tây nói chung, mà nâng nhận thức về thực tại lên tầm triết học, rồi triết học lại phải phản ánh đúng thực tại, ‘lắp khớp’ được vào với thực tại.
Trong bài viết nói trên, khi đề ra giải pháp, Nguyễn Hữu Liêm viết, “Chúng ta phải tìm về những nguyên tắc trừu tượng qua thế giới khái niệm nhằm thông hiểu được cái quy tắc ngầm dung ẩn chân lý mà không hề được thể hiện một cách hiển nhiên”. Như vậy, tác giả vẫn bị những nguyên tắc trừu tượng bủa vây, vô tình hay hữu ý, chưa đi sát với thực tại đời sống.
Nguyễn Hữu Liêm nhắc đến chuyển hoá tâm thức, con người phải hành động trong ý thức đạo lý. Nhưng thế nào là đạo lý, đạo lý đặt trên căn bản nào? Tôn giáo? Ý hệ? Tất cả đều đã trói buộc con người trong mê hồn trận. Ở châu Âu thời trung cổ, giáo hội Công giáo có quyền lực rất lớn về mặt tinh thần đối với các vương quyền, nhà vua phải được giáo hội xức dầu. Giáo hội cũng đã kết án Galileo Galilei vì ông cho rằng mặt trời là trung tâm (của Hệ Mặt Trời thay vì trái đất), trái ngược với giảng giải trong Kinh Thánh. Người Mỹ khôn ngoan đã tách giáo hội khỏi nhà nước (separation of church and state). Cuộc Chiến tranh Lạnh thế kỷ vừa qua là sự tranh chấp ý hệ Tư bản và Cộng sản, đặt căn bản trên sự khác biệt giữa Duy Tâm và Duy Vật, mà Việt Nam bất hạnh đã là lò lửa nóng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh đó.
Vậy đạo lý ở đây phải là đạo lý của nhân đạo (đời sống người), nhân chủ, xiển dương nhân tính thay cho thú tính – do người và cho người, không phải tôn giáo hay ý hệ.
Một nét độc đáo khác nữa của Lý Đông A là ông thấy các thứ “duy” nói trên đều phiến diện, nhưng ông lại đề xuất ba tầng “duy” khác nhau: Duy Nhiên, Duy Nhân và Duy Dân.
Sự đề xuất nói trên là để nhận chân được chân lý của mỗi tầng “duy”.
Ở tầng Duy Nhiên, chân lý là vô nguyên tương đối. Tự nhiên vô nguyên vì không do một nguyên nhân tiền định nào cả. Tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Khoa học khám phá tới đâu, con người hiểu thêm về vũ trụ tới đó. Tự nhiên mang tính tương đối vì vật chất có thể thay đổi (nước có lúc ở thể lỏng, thể hơi hay thể đặc).
Vì không nhận ra tính vô nguyên của vũ trụ quan, các lãnh tụ quá khích vùng Trung Đông luôn muốn tiêu diệt nền văn minh Thiên Chúa Giáo Tây phương nhằm thiết lập các đế chế mang mầu sắc Hồi Giáo. Đó cũng là nguyên nhân gây ra các cuộc khủng bố khắp nơi mà nhân loại phải đối diện và giải quyết. Vấn đề di dân mang mầu sắc tôn giáo hiện đang là đề tài nóng hổi trong các cuộc tranh cử từ Mỹ sang châu Âu, dấy lên mối lo ngại người da trắng là giống dân siêu đẳng (white supremacy).
Chân lý ở tầng Duy Nhân là nhất nguyên tuyệt đối. Con người dù trắng, đen hay vàng, đỏ cũng chỉ là một, cần được sống và được tôn trọng, bình đẳng như nhau. Phải loại bỏ ý tưởng cực đoan cho rằng da trắng là thượng đẳng hay nòi Hán là văn minh, các nòi giống chung quanh là man di mọi rợ.
Chân lý ở tầng Duy Dân là đa nguyên tương đối. Mỗi dân tộc đều có lối sống riêng biệt, phải tôn trọng tính đa nguyên đó, không thể đại đồng theo kiểu quốc tế hoá của cộng sản, phá bỏ biên giới dân tộc được. Để có thể đại đồng nhân loại, cần phải thực hiện theo đường hướng mới mà triết học Lý Đông A đề xuất để cả nhân loại được sống trong hoà bình, hợp tác và tiến bộ, sẽ được trình bầy trong một dịp khác.
Mục đích chia ba tầng ra ba loại “duy” là để nhận rõ chân lý ở mỗi tầng, không thể lẫn lộn ba chân lý đó. Trong thực tế cuộc sống, nhiên – nhân – dân liên hệ nhất quán với nhau.
Con người sống nương tựa vào thiên nhiên, khai thác thiên nhiên để cuộc sống ngày càng thuận tiện tốt đẹp hơn. Nhưng nếu khai thác quá độ để phục vụ nhu cầu kinh tế mà không biết bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống thì chính con người cũng sẽ bị tận diệt. Trong ba thập niên qua, Trung Quốc tìm mọi cách để phát triển kinh tế bất chấp thiên nhiên bị huỷ hoại ra sao. Tại các thành phố kỹ nghệ lớn, người dân sống trong làn khói bụi mịt mù, nguồn nước và thực phẩm ô nhiễm, nguy cơ bị ung thư rất cao. Tây phương phát triển sớm nên thức tỉnh sớm, hô hào bảo vệ thiên nhiên trong vài thập niên gần đây. Nhưng khi thức tỉnh thì tầng ozone ngăn cản bức xạ mặt trời đã bị lủng, dễ gây ung thư da, đục thuỷ tinh thể mắt, đồng thời còn làm giảm sản lượng lương thực và biến đổi hệ sinh thái biển. Lý Đông A đề cập đến vấn đề này từ thập niên 1940 qua phương pháp tán dục (tham tán hoá dục), gìn giữ môi trường sống trong lành.
Ngày nay, nhân loại đang sống trong giai đoạn toàn cầu hoá, sự di chuyển, sinh sống và làm việc ở nhiều nước khác nhau ngày càng phổ biến. Luật pháp, do đó, cần phải được điều chỉnh để vừa đáp ứng tính dân tộc đa nguyên, vừa đáp ứng tính nhân loại nhất nguyên nói trên. Tại các nước độc tài, chỉ những người hay nhà báo nước ngoài là có thể đến những địa phương, hay tiếp cận những thông tin ‘nhậy cảm’, mang tính đe doạ quyền lực của nhà cầm quyền. Như vậy, luật pháp đã tạo ra ‘tiêu chuẩn kép’, không đáp ứng chân lý nhân loại nhất nguyên nói trên, phá vỡ sự liên hệ nhất quán giữa nhiên, nhân và dân.
Trên đây chỉ là vài nét tiêu biểu của tư tưởng Lý Đông A mà giới hạn một bài viết không thể trình bầy nhiều. Ông không chỉ nói đến triết học mà còn đề cập đến hiến pháp, văn hoá, giáo dục, kinh tế, xã hội, chính trị, dân chủ, quốc phòng… một quốc sách đầy đủ xây dựng đất nước để chuẩn bị cho 500 năm hưng thịnh sắp tới của nước Việt thời đại 2000 (Lý-Trần 1000) mà mỗi người Việt, đặc biệt là thanh niên và giới trí thức ưu tư đến vận mệnh dân tộc cần tìm hiểu 
(xem thêm ởhttp://www.thangnghia.org).
© Tạ Dzu


Kant- luân lý trong chúng ta.


Kant : Luân Lý được ghi trong chúng ta chứ không đến từ bên ngoài
Sau khi đem Thiên Chúa về hàng « ý tưởng không thể kiểm chứng »(1), và phủ định sự có thực của ý niệm hệ thống mang khả năng chỉ đạo tất cả(2), câu hỏi đặt ra cho Kant là : trong điều kiện ấy , những quy luật luân lý đến từ đâu ? Ông trả lời : chúng đến từ trong thân tâm của chúng ta, và chỉ những quy luật đến từ bên trong ấy, mới được coi là chính đáng. Những quy luật áp đặt, hay thu nhặt từ bên ngoài, đều bị coi là “bất chính”.
Cần nhận xét là nếu Kant sống ở một thời kỳ cận đại hơn, thì ông đã có thể gán những quy luật luân lý vào quá trình tiến hóa của những sinh vật từ khi chúng có đời sống cộng đồng. Khi ấy, việc cư xử theo những “thảo trình hợp tác” (giúp đỡ nhau, tôn trong quyền lợi chung, không lừa đảo, trộm cướp, giết chóc, hành hạ …) đã khiến một số cộng đồng nguyên thủy có đủ sức mạnh để trường tồn trong thời gian, trước áp lực khe khắt của thiên nhiên và sự cạnh tranh của những cộng đồng khác. Các cộng đồng thiếu “yếu tố hợp tác” có nhiều xác suất bị diệt vong. Chúng ta là hậu duệ của các cộng đồng đã tồn tại, nên kế thừa “thảo trình hợp tác” của họ, được ghi vào thâm tâm dưới dạng « quy luật luân lý ».
Tính tự chủ của ý chí là nguyên tắc tối thượng của Luân Lý
Tính tự chủ của ý chí là đặc tính cho phép ý chí trở thành quy luật của chính mình (biệt lập với mọi đặc tính của các đối tượng mà nó ham muốn).
Nói cách khác, nguyên tắc tự chủ này là : luôn chọn lựa như thể mình muốn những gì chỉ đạo sự chọn lựa của mình cũng đồng thời là những quy luật phổ quát. (…) Một sự phân tích đơn giản của những khái niệm về luân lý cho thấy nguyên tắc tự chủ ấy chính là nguyên tắc duy nhất của luân lý. Nguyên tắc luân lý phải là một mô thức cố định (1), và là sự chỉ đạo, không hơn không k ém, của tính tự chủ nói trên.
Sự lệ thuộc của ý chí như nguồn gốc của mọi nguyên tắc bất chính của luân lý
Khi ý chí tìm những quy định cho mình ở bên ngoài những mệnh lệnh c ó khả năng trở thành quy luật phổ quát đã có sẵn trong nó, khi nó phải ra ngoài chính nó để tìm những quy luật ấy nơi đặc tính của một đối tượng nào đó, thì ý chí bị lệ thuộc. Khi đó, không phải ý chí tự đặt ra cho nó những mệnh lệnh, mà phải chịu những mệnh lệnh này từ các đối tượng của nó, trong tương quan giữa nó với các đối tượng ấy. Tương quan này, dù dựa trên ước vọng, hay trên những gì được lý trí vẽ ra, cũng đều chỉ diễn đạt sự khả hữu của những mô thức giả định (3); tôi phải làm điều này, vì tôi muốn được chuyện nọ. Ngược lại, mệnh lệnh luân lý, trên nguyên tắc là thường định, thì nói : tôi phải hành xử thế này hay thế nọ, dù cho tôi không ước vọng bất cứ điều chi khác.
Thí dụ, theo mô thức thứ nhất, người ta bảo : tôi không được dối trá, nếu muốn tiếp tục được người đời kính trọng. Trong mô thức thức hai, thì : tôi không dối trá, mặc dù sự dối trá sẽ không đem lại cho tôi bất cứ phiền toái hay hổ thẹn nào (4). Mô thức thứ hai này xóa bỏ mọi đối tượng, khiến cho đối tượng hoàn toàn không thể có được một ảnh hưởng nào trên ý chí. Thật vậy, điều kiện của nó là : lý trí thực dụng (ý chí) không viện dẫn bất cứ lợi lộc bên ngoài nào, mà chỉ biểu hiện uy quyền cố định của nó, như pháp lý tối thượng.
Vì thế, khi tôi mưu tìm hạnh phúc cho tha nhân, tôi không làm việc ấy vì mong chờ một phần thưởng (một sự hoan lạc tức thời, hay gián tiếp do những giả định của lý trí). Ngược lại, tôi làm việc ấy chỉ vì nó, và nếu có một mệnh lệnh bảo tôi không hành xử như thế, thì mệnh lệnh ấy không thể thuộc về cái ý chí duy nhất theo đó tôi muốn nó trở thành quy luật phổ quát, cho mọi người, ở mọi nơi, vào mọi thời đại.
Kant, Fondements de la métaphysique des mœurs (1792)
Nguyễn Hoài Vân
phỏng dịch
(1) Xem : Kant : chống siêu hình học và Kant – Ảo tưởng Hệ Thống
(2) « Định ngôn lệnh thức » (impératif catégorique)
(3) Những thưởng phạt ở đời này hay đời sau, từ một quyền uy siêu hình mà Kant đã coi như chỉ là ý tưởng siêu hình không thể kiểm chứng, không mang thực tính
(4) Tốt lành, đạo đức, vì mong được thưởng, hay một toại ý, hoan lạc nào đó, không phải là tốt lành, đạo đức, mà chỉ là một sự tính toán.
Download Tổng hợp tiểu luận của tác giả Nguyễn Hoài Vân tại đây: http://adf.ly/1g1Ext
(click, chờ 5 giây và nhấn vào skip ad để bỏ qua quảng cáo và tải xuống)
Tác giả gửi bài đến Diễn đàn triết học Việt Nam. Diễn đàn đăng bài để đảm bảo tất cả mọi người đều được nói. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả và tác giả chịu trách nhiệm trước công luận về bài viết.

Chile tuyên án 33 cựu nhân viên tình báo giết người thời độc tài Pinochet


Nhà độc tài Augusto Pinochet. (Hình: CRIS BOURONCLE/AFP/Getty Images)
SANTIAGO, Chile (NV) – Tối Cao Pháp Viện Chile hôm Thứ Năm tuyên án 33 cựu nhân viên tình báo quốc gia về tội bắt cóc và thủ tiêu năm người bị coi là thành phần chống đối, trong thời gian cầm quyền của nhà độc tài Augusto Pinochet.
Ông Alvaro Corbalán, cựu chỉ huy cao cấp của cơ quan tình báo CNI, bị án 15 năm tù về tội bắt cóc năm nhà tranh đấu chính trị hồi Tháng Chín, 1987, theo bản tin của hãng thông tấn UPI. Cựu giám đốc cơ quan CNI, Tướng Hugo Salas Wenzel, cũng bị bản án 15 năm tù. Cả hai ông Corbalán và Wenzel đều hiện đang ở tù về các tội vi phạm nhân quyền. Có 21 cựu nhân viên tình báo khác nhận bản án 10 năm tù.
Tối Cao Pháp Viện Chile cũng ra lệnh chính phủ phải bồi thường cho mỗi gia đình nạn nhân số tiền là $575,000. Tòa nói rằng các nạn nhân bị bắt cóc, chích thuốc mê rồi đem bỏ xuống biển Thái Bình Dương.
Năm người này được coi là những người sau cùng bị chế độ Pinochet bắt cóc rồi thủ tiêu.
Ông Pinochet cầm quyền từ năm 1973 tới 1990. Thi thể của các nạn nhân chưa hề được tìm thấy. (V.Giang)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÂY GIỜ CÒN LẠI



Bây giờ còn lại với ta..
Đất là máu thịt, cây là buồn vui
tình xưa còn ấm trên môi
Ta mang theo
nắng
gió
trời tự do
Một mình làm
một mình lo
núi cao nhìn xuống
bến bờ trông lên
máu thì không thể xa tim
Dẫu bao đổi đoạn
chuyển đêm sang ngày
Cả khi gió khẳn chết cây
lanh quanh vừa chát vừa cay đã từng..
Vẫn là yêu
vẫn là thương
Bây giờ còn lạị nửa chừng thế nhân
đường dài chút bụi phù vân
người đi để
dấu bàn chân
chưa mờ!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nỗi buồn gác trọ


 (Sadness in a Garret) - Hoài Linh & Mạnh Phát (1964)


Phương Dung ca, ban nhạc Nghiêm Phú Phi

habanera

Gác lạnh về khuya cơn gió lùa 
Cold garret at midnight, a draft of wind
Trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa.
A sliver of moon pokes its shadow across the window bars
Nhớ ai mà ánh đèn hiu hắt, lá vàng nhẹ nhẹ đưa tưởng như bước lê hè phố
Recalling someone, the flickering lamplight, golden leaves lightly pass as if they were heels stepping on the sidewalk

Có người con gái buông tóc thề 
There's a girl who lets loose her shoulder length hair
Thu về e ấp chuyện vu quy 
At autumn's return furtively wishing to be led to a husband's house
Kết lên tà áo màu hoa cưới, gác trọ buồn đơn côi phố nhỏ vắng thêm một người --
Link with a blouse colored with wedding flowers, the small garret, sad and lonely is missing one more person

Bâng khuâng gác vắng khêu tim đèn đêm, nhớ nhung đi vào quên, sông sâu cố nhân ơi đi về đâu
Sorrowfully, the empty garret rouses the night lamp's wick, longing proceeds to forgetting, the river is deep, old lover, where does it go?
Gởỉ hồn chìm vào đôi mắt, aí ân chưa tròn để ngàn đời nhớ nhau
Sends the soul sinking into a pair of eyes, goodwill not yet ended, for a thousand lives we'll miss each other
Phố nhỏ đường mưa trơn lối về --
The small lane, the rain slick road on the path back --

Dâng sầu nhân thế dọng trên mi.
Melancholy floods upwards human life lingers on eyelashes
Có ai ngồi đếm mùa nhung nhớ, nỗi niềm đầy lại vơi mỗi mùa tiễn đưa một người.
Who is sitting counting the seasons of long, emotions empty and full every season seeing somebody off.

nguồn: Hoài Linh & Mạnh Phát (Sài Gòn: [Tác giả], 1964).

Phần nhận xét hiển thị trên trang