Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Dán “mác” đại học chỉ để ngồi lướt “phây”


>> 'Buồng hạnh phúc’ và chuyện nữ tù mang thai
>> Chia sẻ có trách nhiệm thay vì lạm dụng quyền lực ảo
>> Mở đến 42 tài khoản để thao túng cổ phiếu công ty HAGL Agrico
>> Đặc khu sẽ không hội đồng nhân dân và có đặc quyền casino


LÊ THANH PHONG















LĐO - Theo thông tin từ Bộ LĐTBXH, hiện cả nước có gần 200.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp. Từ con số này, có thể đọc được nhiều thông tin khác ngoài chuyện thất nghiệp.

Trước hết là chất lượng đào tạo đại học. Tỉnh nào cũng đua nhau mở trường như mở sân golf. Kết quả là có nhiều địa phương, cơ quan tuyên bố thẳng thừng là không nhận sinh viên tốt nghiệp một số trường đại học ngoài công lập vào làm việc.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, trường đại học không đẩy mạnh nghiên cứu khoa học thì chỉ là trường phổ thông cấp 4. Và nói thẳng cho nó thực, chúng ta có rất nhiều trường đại học không quan tâm đến nghiên cứu khoa học mà chỉ lo chuyện làm ăn lời lỗ.

Chất lượng đào tạo đại học như vậy, cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp là đương nhiên. Doanh nghiệp không tuyển những người nửa thầy nửa thợ vào làm cảnh để trả lương.

Thông tin thứ hai phát ra từ con số thất nghiệp này, đó là tình hình thị trường việc làm đang rất xấu. Doanh nghiệp phát triển tốt thì nhu cầu tuyển dụng cao và ngược lại. Trong 5 tháng đầu năm 2017, cả nước có 50.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhưng có đến 32.148 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động. Số đăng ký thành lập mới thì chỉ trên hồ sơ, chưa biết tuyển dụng được bao nhiêu lao động, nhưng số lao động bị mất việc do doanh nghiệp đóng cửa chưa biết đi đâu.

Thông tin thứ ba, đó là có 200.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, trong khi chỉ có 94.000 người trình độ cao đẳng và 59.000 người trình độ trung cấp thất nghiệp. Như vậy, học nghề dễ tìm việc làm hơn học đại học. Lâu nay, phần lớn phụ huynh chỉ muốn con cái học đại học, ai cũng nghĩ chỉ có đại học mới đổi đời, mới nở mày nở mặt, mới trở thành ông này bà nọ. Chính vì nhận thức như vậy cho nên cố tìm cách “nhét” con mình vào trường nào cũng được. Kết quả là dán “mác” đại học nhưng chỉ ngồi lướt “phây”.

Hiện nay, nhiều người đã thay đổi suy nghĩ, tìm những trường nghề có chất lượng, đào tạo ra công nhân kỹ thuật lành nghề để cho con vào học. Có những trường cam kết đầu ra, bước ra cổng trường là bước vào cổng nhà máy. Nhiều doanh nghiệp cần thợ lành nghề, biết vặn con ốc, biết vận hành dây chuyền sản xuất, họ không cần các ông cử nhân, kỹ sư nhưng chỉ nói lý thuyết trên trời.

Mới đây, Bộ LĐTBXH còn tính toán chi 1.300 tỉ đồng để từ nay đến năm 2025, xuất khẩu 54.000 cử nhân thất nghiệp. Xa vời quá, xin hãy để tiền của đó đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ bằng các nước trong khu vực. Khi đó muốn sử dụng trong nước hay xuất khẩu đều có cửa thắng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: