Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Liệu ông ấy có đọc không:



THƯ NGỎ GỬI BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
Tôi nằm trong số 0,01% dân số ủng hộ dạy và học chữ Hán (văn ngôn) và bỏ phiếu trắng về vụ đa số người phản đối dạy và học Trung văn (chữ Hán bạch thoại). Chỉ tính riêng khoảng vài ba nghìn nhà văn nhà báo, tôi cũng chỉ nằm trong khoảng 1 – 2% muốn con cháu mình học chữ Hán.
Vì sao?
Vì, như cụ Ngô Tất Tố, học có 10 năm chữ Hán và đỗ đầu xứ (Bắc Ninh) trong kỳ thi khảo hạch trước khi thi chính thức. Và có lẽ thi chính thức thì cụ không đỗ, dẫu chỉ là tú tài. Nhưng sau khi học thêm chữ Quốc ngữ, chắc là một vài tháng, cụ viết được báo rất hoạt, viết Tắt đèn rất hay. Còn dịch và khảo về Kinh dịch. Có thể bốc thuốc ở trình độ Y sĩ. Cụ có hai cái đặc biệt mà tôi nghĩ, chỉ có nền tảng Hán học vững chắc, mới có nổi:
1, Một học giả Pháp nhận xét, văn Ngô Tất Tố mới như văn Tây! (dù không có Tây học)
2, Cụ có đảm lược và khí chất của một trí thức tiết tháo. Hồi Cải cách ruộng đất và sau đó là Nhân văn Giai phẩm, chỉ có hai nhà văn tiết tháo nổi trội là Ngô Tất Tố (dùng liềm tự sát, được cứu nhưng sau đó phát phiền rồi ốm chết) và Phan Khôi. Có một số, không ít, tuy bất mãn, nhưng không dám ra mặt như hai cụ Hán học này. Phần lớn những nhà văn trí thức Tây học đều a dua theo thời…
Vâng, tôi chỉ muốn nói học chữ Hán đồng nghĩa với học kỹ năng làm người, học và rèn nhân cách; hiểu đại lược nho y lý số và chính trị học, nhân học. Chứ chỉ chuyên tri thức do nhà trường Quốc ngữ dạy, sau 10 năm, học trò viết đơn xin việc không nổi và sai chính tả be bét. Tức là nói và hiểu tiếng Việt không đúng. Trong một status khác, tôi có nói, người Việt từ trong bản chất dễ tính, nông nổi, ham ăn chơi và a dua. Chỉ thuần học Quốc ngữ, sẽ nhấn đậm bản tính đó.
Tôi cũng không cổ vũ cho mục đích học chữ Hán để đọc câu đối đình chùa. Mà vì mục đích:
1, Hiểu sâu từ nguyên của từ tiếng Việt. Nhiều giáo sư, nhà báo nhà văn nói, có thể chữa tật nói sai viết sai bằng cách biên soạn Từ điển Từ Hán Việt. Xin thưa, có đấy, nhưng khi viết hay giao tiếp, người ta không thể kè kè một cuốn từ điển. Chi bằng, học để thấm vào người. Vả lại, mục đích học THPT là gì, là sau khi tốt nghiệp, anh / chị ta thuần thục làm Người. Chả có nền giáo dục nào lại nhằm mục đích là đào tạo ra một loại lao động kè kè trong túi cuốn từ điển ngôn ngữ của nó.
2. Học để có nhiều hơn trí thức am hiểu ký ức dân tộc. Thế kỷ XVI nước Mỹ mới ra đời; thế kỷ XVIII mới có khái niệm Dân chủ Mỹ. Nhưng ngay từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, Doanh Chính đã xóa bỏ chế độ phong kiến, chia ruộng cho nông dân, có thể mua bán tích tụ để lập điền trang. Thể chế này tiến bộ chỉ sau Nền Dân chủ Hy Lạp cổ đại, (gần 2500 năm trước) với cơ chế chỉ chủ điền trang mới có quyền Công dân, bỏ phiếu đại nghị. Nhưng nhà Hán diệt Tần, khi khởi nghĩa cũng như khi nắm được quyền lực, nhà Hán dùng bọn nho sĩ quan lại đua nhau nói xấu chế độ Tần. (nói chung, hình thức này thì chúng ta lĩnh hội quá đủ!) Người Việt ta cứ đinh ninh ông ta là tên độc tài, giết sách chôn Nho; còn các nhà nghiên cứu văn hóa thế giới gọi ông ta là vĩ nhân ngoại hạng mọi thời.
Còn nền Dân chủ Đại Việt ta có từ thế kỷ XI với tên gọi Tam giáo Đồng nguyên; còn hay hơn khái niệm Dân chủ hiện giờ gọi là “nhị nguyên.”
3. Kể điều này có thể bị coi là khoe, nhưng thôi kệ. Cụ ngoại tôi, đến tôi là đời thứ tư đỗ Phó bảng Tấn sĩ Vũ. Cụ thi quyền, côn, kiếm thuật đều về nhất, sau vua Tự Đức thích, muốn thử tài, đưa con hổ vua yêu nhất ra sàn đấu. Không may, con hổ dữ quá nên, để tự vệ, cụ nhà tôi đã buộc phải đánh chết nó; nên chỉ đỗ Phó bảng.
Tiến sĩ võ thì chuyên học võ, nhưng nền học xưa không muốn quan lại của mình là võ biền; nên có môn thi bắt buộc là thi văn sách. Tôi đã vào Huế để coppy bài thi Văn sách của cụ, chỉ mới đủ chữ để hiểu bài thi của cụ nói về việc phòng bị đất nước, với nội dung: “Kim đức viêm quảng mạo sơn phòng Hải Phòng hà hà tối ư vách yếu, thủ chi như hà khả bảo thập phần vô ngại thị ngô hà dĩ đãi chi khả suy nhi thức Hoành phủ…” Cũng lõm bõm, tôi hiểu cụ cũng đề xuất phòng bị phía Hà Tiên, (viết thành Tây Hà) và Kinh Bắc. Về bài thi văn sách của cụ Nguyễn Khuyến thì đã có bản dịch, nó mang tầm một chính khách trác việt ngay cả với chính sự hôm nay.
Vì vậy, tôi trộm nghĩ, học chữ Hán để học ông cha mình; trong đó, cái cách ông cha chống Hán hóa và chống giặc phương Bắc nói chung là đáng học nhất. Trong cái đáng học nhất này, phương châm Dân chủ hóa, bó bện sức dân của Lý Trần lại là đáng học nhất!
Bỏ chữ Hán, học Trung văn là học cách người Việt chỉ có sở học Quốc ngữ cư xử thê thảm với cái ngọn người Hán bây giờ.
3, Vẫn còn một vấn nạn nữa, cũng xin nói ngay một lần cho xong. Nhiều người, trong đó có nhà báo kỳ cựu Lê Nam Sơn Tổng biên tập cũ của tôi phàn nàn về việc con cháu ta học như một sự đày đọa, vậy thì lấy thời gian đâu cho các cháu học chữ Hán?
Xin thưa ngay: Bỏ một số môn và giờ học vớ vẩn, như sau:
Thời khóa biểu lớp 9 là một ví dụ điển hình về sự dạy và học quá tải. Nó có 6 tiết toán (buổi sáng) và 5 buổi chiều 10 tiết toán nữa (thứ 5 không học chiều) và một tiết toán học thêm buổi tối.
Môn Văn cũng vậy, 6 tiết cho 6 ngày học buổi sáng, 10 tiết cho 5 ngày học chiều và một tiết học thêm buổi tối.
Xưa Ngô Bảo Châu chỉ học mỗi tuần 6 tiết Toán để trở thành Ngô Bảo Châu. Mà chỉ “nhõn” Ngô Bảo Châu, nước Việt Nam đã thừa. Vậy đào tạo nên hàng chục triệu Ngô Bảo Châu 3 (dấu mũ 3) để xuất khẩu sang Sao Hỏa à?
Bỏ ngay Tiết chào cờ sáng thứ Hai; dùng nó làm tiết Sinh hoạt lớp ở cuối buổi sáng thứ Bảy. Tiết chào cờ là một điển hình của giáo dục phong trào và chủ nghĩa thành tích mọc rễ tại đây. Tiết Thể dục ở buổi sáng thứ Sáu không nên tuần nào cũng học. Nên bố trí học vẽ, học nhạc lý xen các tuần.
Bỏ hẳn tiết Giáo dục công dân. Hết lớp 12, chỉ tuyển vào đại học hoặc trường nghề nếu, cùng với Bằng tốt nghiệp THPT có thêm chứng chỉ Quyền hạn và Nghĩa vụ Công dân – như Bắt buộc sinh viên năm thứ nhất học Quân sự 15 ngày.
Bỏ tất cả 10 tiết học văn buổi chiều. Trong 6 tiết văn dành ít nhất 1 tiết cho học nói, ở cấp 3 nó thành tiết học Diễn thuyết, Tranh luận. Đây là chương trình học văn thời chúng tôi, gọi tiết đó là Văn Miệng hay Văn Nói.
Như thế, chúng ta có dư 3 tiết buổi sáng và 20 tiết buổi chiều để cho học sinh học ngoại ngữ. Và để trẻ con chơi! Chơi với thày cô giáo chính là “môn học “ kỹ năng làm Người, học và rèn luyện sức khỏe. Stt này len đc mấy phút đã có bạn nói tuần chỉ 4 văn, 4 toán; nhưng có thể tôi căn cứ vào TKB lớp 9 chuyên nén có các tiết buổi chiều
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: