Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

10 điều cấm kỵ chỉ có tại Trung Quốc

(Kevin Winter/Getty Images)
(Kevin Winter/Getty Images)

Chính quyền Trung Quốc khét tiếng về chế độ kiểm soát mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Dưới đây là danh sách 10 điều bị cấm chỉ có tại Trung Quốc.

1.Thuyết Big Bang
Vào tháng 4/2014, Cục Quản lý Nhà nước về Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình đã dỡ bỏ những bộ phim truyền hình như “The Big Bang Theory,” “The Good Wife,” “NCIS,” và “The Practice” (lược dịch theo thứ tự: “Thuyết Big Bang”, “Người vợ tuyệt vời”, “NCIS” và “Nghề luật sư” khỏi các trang web chuyên chiếu video, tờ Global Times đưa tin.
Người hâm mộ những tác phẩm điện ảnh bị cấm đoán đã thể hiện nỗi bất bình vì nội dung phim không hề chống đối chính quyền hay mang chất bạo lực hoặc phạm luật. Chính quyền tuyên bố loạt phim bị gỡ bỏ vì lý do bản quyền hay vi phạm một quy định cấm nội dung “gây phương hại tới chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”, “tuyên truyền dẫn dụ giới trẻ phạm tội” hoặc “kích động mê tín và sùng bái tôn giáo”.
2.Brad Pitt
(Jason Merritt/Getty Images)
(Jason Merritt/Getty Images)
Ngôi sao điện ảnh Mỹ nổi tiếng Brad Pitt từng bị cấm vào Trung Quốc sau vai diễn thầy giáo của Đức Dalai Lama trong bộ phim “Seven Years in Tibet”(lược dịch: Bảy năm ở Tây Tạng). Mới đây cấm vận đối với siêu sao điện ảnh Brad Pitt đã được nới lỏng khi anh âm thầm cùng phu nhân Angelina Jolie tới Thượng Hải để quảng bá bộ phim mới Maleficient. Tương tự, Trung Quốc cũng đưa Harrison Ford và Richard Gere vào danh sách đen do họ ủng hộ nền tự trị của Tây Tạng, hai nhà làm phim Martin Scorsese và Khashyar Darvich chịu chung số phận vì đã xây dựng hình tượng nhân vật mang tính tích cực về Đức Dalai Lama trong tác phẩm điện ảnh “Kundun” và “Dalai Lama Renaissance”-lược dịch “Sự tái sinh của Đức Dalai Lama”.
3.Mạng xã hội Facebook
(Veluben/Wikimedia Commons)
(Veluben/Wikimedia Commons)
Giới chức Trung Quốc chặn Facebook từ năm 2009, có lẽ là bởi cuộc bạo động bùng phát hồi tháng 7 năm đó giữa tộc người thiểu số Duy Ngô Nhĩ và người Hán Trung Quốc tại vùng Tân Cương miền tây bắc, theo CNN. Chỉ những trang mạng xã hội trong nước tuân thủ hệ thống kiểm duyệt của chính quyền như Sina Weibo mới được tồn tại và phát triển ở Trung Quốc. Tuy nhiên nhiều người dùng đã sử dụng công cụ như mạng riêng ảo VPN để vượt Tường Lửa vào Facebook.
Trung Quốc cũng cấm Instagram, ứng dụng chia sẻ ảnh qua điện thoại di động của Facebook, ngay sau khi phong trào biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông khởi phát từ năm 2014. Tất cả những động thái đó của chính quyền cộng sản Trung Quốc cho thấy chế độ này rất lo sợ về mối liên kết giữa trang mạng xã hội và bất mãn dẫn tới chống đối trong công chúng.
4.Twitter
(Bethany Clarke/Getty Images)
(Bethany Clarke/Getty Images)
Giống Facebook, vào năm 2009 Twitter cũng rơi vào danh sách dài dằng dặc những website bị kiểm duyệt tại Trung Quốc.
Vào cuối năm 2010, Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết số lượng website truy cập được so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm tận 41%, BBC đưa tin. Những trang mạng trực tuyến như Blocked in China cho phép người dùng Internet tìm hiểu để xem một trang web có thực sự bị cấm ở nước này hay không.
5.Avatar 2 D
Một cậu bé đang xem quảng cáo bộ phim “Avatar” tại rạp chiếu phim ở Bắc Kinh ngày 21/1/2010, trước khi giới chức nước này thông báo dừng chiếu bộ phim phiên bản 2D tại hệ thống rạp công cộng sớm hơn dự kiến. (LIU JIN/AFP/Getty Images)
Một cậu bé đang xem quảng cáo bộ phim “Avatar” tại rạp chiếu phim ở Bắc Kinh ngày 21/1/2010, trước khi giới chức nước này thông báo dừng chiếu bộ phim phiên bản 2D tại hệ thống rạp công cộng sớm hơn dự kiến. (LIU JIN/AFP/Getty Images)
Mặc dù rất thành công tại các rạp chiếu phim Trung Quốc, kiểm duyệt nước này vẫn cấm phiên bản Avatar 2 D (Trung Quốc có rất ít rạp chiếu phim 3D nên lệnh cấm 2D thôi đã đủ để người dân nước này không thể tiếp cận nội dung bộ phim) do sắc màu chính trị hàm chứa trong đó có thể được hiểu là sự so sánh giữa cuộc xâm lược xứ sở Pandora của con người với việc cộng sản tiếp quản Trung Quốc năm 1949.
Trên thực tế, người dân Trung Quốc không thể chính thức thưởng thức nội dung của phần lớn những siêu phẩm điện ảnh Hollywood do mỗi năm chỉ có 34 bộ phim tầm cỡ của nước ngoài được phát hành tại đây, theo tờ Guardian. Thậm chí ngay cả sau khi đã phê duyệt một bộ phim, Đảng còn cắt xén bất kỳ nội dung nào họ coi là thiếu tính thẩm mỹ hoặc tuyên truyền lật đổ chế độ.
6.Hoa Nhài
Jasmine_flower-480x465
Sau Cách mạng Hoa Nhài ở Tunisia, chế độ cộng sản Trung Quốc đã kiểm duyệt cả từ “hoa nhài” bằng cách loại bỏ nó khỏi Internet và cấm bán loại hoa này tại nhiều chợ khắp Bắc Kinh. Sở dĩ chính quyền Bắc Kinh làm vậy là bởi nỗi lo sợ về nguy cơ bất ổn trong xã hội với suy nghĩ về hoa Nhài tương tự như cuộc vận động đòi dân chủ, theo một bản tin trên tờ New York Times.
7.Du hành xuyên thời gian
(Jeff J Mitchell/Getty Images)
(Jeff J Mitchell/Getty Images)
Chế độ Trung Quốc đã cấm các bộ phim về du hành xuyên thời gian với lý do bất tôn trọng lịch sự và “phù phiếm”, theo The New Yorker. Phát ngôn kiểu này của Đảng Cộng sản Trung Quốc có vẻ khá nực cười khi tính đến việc nó đã phá hủy có hệ thống những di tích lịch sử và văn hóa theo chủ nghĩa xét lại trong chương trình giáo dục nhà nước của chế độ này.
8.Tái sinh
(Christopher Furlong/Getty Images)
(Christopher Furlong/Getty Images)
Năm 2007, Trung Quốc ra luật cấm các thầy tu Phật giáo Tây Tạng được tái sinh mà không xin phép Cục Quản lý Tôn giáo Nhà nước. Theo tờ Newsweek nổi tiếng, động thái này nhằm hạn chế ảnh hưởng của Đức Dalai Lama đứng đầu Phật giáo tại Tây Tạng, người theo truyền thống sẽ đầu thai qua những thế hệ tiếp theo để hoàn thành sức mệnh cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh.
Vào tháng 3 năm nay, tờ Time đưa tin, chính quyền Trung Quốc và Đức Dalai Lama đã rơi vào cuộc tranh cãi mới khi vị lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng khẳng định rằng chế độ Trung Quốc không có quyền chọn người kế vị cho ông vì có thể ông sẽ không tái sinh nữa.
9.Cấm sinh con thứ hai
(Kevin Frayer/Getty Images)
(Kevin Frayer/Getty Images)
Chính sách một con của Trung Quốc đã cấm người dân sinh con thứ hai (ngoại trừ lần sinh đầu là song sinh hoặc tam sinh) do chính quyền muốn kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát dân số đặc biệt tại những trung tâm đô thị lớn. Phụ nữ có thai lần hai sẽ phải phá và ở một số địa phương còn bị phạt nặng. Chính sách này đã gây mất cân bằng xã hội do nhiều người phá thai hoặc bỏ con nếu biết là bé gái vì muốn có con trai.
10.Google
(screenshot/google.com)
(screenshot/google.com)
Người Trung Quốc không thể “tra cứu Google”, khác với bất kỳ công dân nước nào trên thế giới, mỗi khi vấp phải vấn đề hóc búa hay gặp khó khăn cần tư vấn. Hơn nữa, những sản phẩm khác liên quan tới Google, đặc biệt là Youtube, Gmail và Google+ cũng bị chính quyền Bắc Kinh chặn đứng.
Các công cụ tra cứu được phép sử dụng tại Trung Quốc cũng bị giới chức nước này kiểm duyệt nghiêm ngặt. Có thể nêu ví dụ qua một số cụm từ bị cấm đoán triệt để tại nước này như “biểu tình Quảng trường Thiên Anh môn”, một trong trào đòi dân chủ của sinh viên năm 1989 đã bị chính quyền dùng quân đội vũ trang can thiệp và biến thành cuộc thảm sát đối với hàng trăm hay hàng ngàn dân thường, hay “Pháp Luân Công”, môn tu luyện tinh thần ôn hòa bị Đảng Cộng sản thẳng tay đàn áp dã man kể từ năm 1999. Chính vì vậy người dùng Internet Trung Quốc buộc phải tạo ra hệ thống mã thay thế khác nhằm tiếp cận những nội dung nêu trên.
Biên dịch từ Epoch Times

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: